Nếu như ở bảng xếp hạng truyền thống World University Rankings, các trường được xếp hạng không có sự phân biệt tuổi đời và bề dày lịch sử thì trong bảng xếp hạng 100 Under 50 này, Times Higher Education hướng tới các trường đại học mới nổi, năng động và chỉ những trường được thành lập kể từ năm 1963 trở đi mới được đưa vào danh sách.
>> Bảng xếp hạng Times Higher Education 2013
>> Các bảng xếp hạng các quốc gia khác
>> Một Cái Nhìn Về Bảng Xếp Hạng Các Trường Đại Học
Sự xuất hiện của những gương mặt mới trong top 10
Hàn Quốc là nước sở hữu vị trí quán quân. Trường giành hạng nhất trong bảng xếp hạng 2012, đại học khoa học công nghệ Pohang của Hàn Quốc, tiếp tục giữ hạng năm nay. Học viện khoa học công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cũng tiến 2 bậc so với năm ngoái, từ hạng 5 lên hạng 3.
Ngôi Á quân không có gì thay đổi so với năm 2012, vẫn thuộc về đại học Bách Khoa Federale de Lausanne của Thụy sĩ. Trong khi đó, đại học khoa học công nghệ Hồng Kông và Đại học California, Irvine, hai trường hạng 4, 5 đều bị tụt 1 bậc so với năm 2012.
Các trường trong top 10 đến từ 8 quốc gia khác nhau, trong đó có rất nhiều gương mặt mới như đại học Maastricht, Hà Lan (hạng 6), Đại học công nghệ Nanyang, Singapore (hạng 8), Đại học Pierre et Marie Curie, Pháp (hạng 9) và đại học Paris-Sud (hạng 10).
Thách thức với giáo dục Anh và Mỹ
Mặc dù Anh vẫn là nước có nhiều đại diện trong danh sách 100 trường nhất, nhiều trường đại học Anh đã tụt hạng dành chỗ cho những gương mặt mới. Nếu năm 2012, Anh là nước có nhiều học viện trong top 100 hơn bất kỳ quốc gia nào, thì sau 2 năm con số 18 trường trong danh sách đã giảm đáng kể. 3 trường đại học Anh nằm trong Top 10 năm 2012 nay chỉ còn trụ lại 1 trường là đại học York, đứng ở vị trí thứ 7.
Đại học Keele không được chọn trong danh sách năm nay bởi trường thành lập vào năm 1962, vượt quá số tuổi so với quy định của bảng xếp hạng. Trong khi đó, đại học City London (1966) và đại học Bradford (1966) đã mất hẳn chỗ đứng trong top 100 trường. Duy nhất Đại học Mở là đại diện mới của Anh quốc, xuất hiện trong bảng xếp hạng 100 trường ở vị trí 99.
Phil Baty, biên tập viên của Times Higher Education nhận xét:
“Anh là nước có nhiều trường xuất hiện trong danh sách 100 Under 50 nhất. Có thể xem điều này là một minh chứng về sức hút của những cơ sở giáo dục Anh, đặc biệt những trường mới thành lập từ năm 1960 trở đi. Các đại diện này trong bảng xếp hạng 100 Under 50 thực sự là những đối thủ nặng ký trong cuộc đua”.
“Tuy nhiên, Anh không nên hài lòng quá về điều này. Năm nay 2 trường đại học của Anh đã mất chỗ đứng trong top 10, đồng thời 2 trường đại học khác bị loại hẳn khỏi danh sách 100 trường. Trong khi đó, những đại diện trẻ và năng động hơn từ các quốc gia như Hàn Quốc…, chú trọng xây dựng các học viện bậc nhất để củng cố chỗ đứng trong top trường dẫn đầu bảng xếp hạng. Hạng 1 thế giới năm nay, đại học Postech của Hàn quốc, mới chỉ thành lập vào năm 1986. 2 trường đại học Đông Á nằm trong top 10 là Đại học khoa học công nghệ Hồng Kông và đại học công nghệ Nanyang, Singapore vươn lên rất mạnh trong nghiên cứu và giảng dạy chỉ trong 2 thập kỷ”.
Mặc dù Mỹ là nước thống trị trong bảng xếp hạng truyền thống World University Rankings, trong danh sách 100 Under 50 chỉ có 8 đại diện đến từ Mỹ. Nhiều trường trong danh sách đang rất khó khăn đề giữ được vị trí của mình. Năm nay, đại học California, Irvine – trượt từ vị trí thứ 4 xuống thứ 5. Đại học California Santa Cruz bị đẩy khỏi top 10, xuống vị trí thứ 11.
Những đối thủ nặng ký
Nhìn chung các trường trong danh sách đến từ 28 quốc gia, giảm so với năm 2012 là 30 trường.
Pháp là một đối thủ nặng ký với 2 trường trong top 10 và 7 trường thuộc top 100. Theo sau là Tây Ban Nha với 6 trường trong danh sách – trái hẳn với bảng xếp hạng truyền thống World University Rankings, khi Tây Ban Nha không có đại diện nào.
Châu Á gây ấn tượng rất tốt tại bảng xếp hạng này với sự góp mặt của 8 quốc gia (dù không có đại diện nào của Trung Quốc và Ấn Độ). Những quốc gia châu Á dẫn đầu về số đại diện trong danh sách là Đài Loan 5 trường; Hồng Kông 4 trường, trong đó có những trường có tuổi đời ít nhất trong danh sách 100. Đặc biệt, Đại học Khoa học và công nghệ Hồng Kông thành lập năm 1991, đứng vị trí thứ 4 trong top 100.
Hàn Quốc dù chỉ có 2 đại diện trong top 100, nhưng với vị trí quán quân của Postech và sự đổi ngôi của KAIST (Từ hạng 5 lên hạng 3), Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý của rất nhiều sinh viên quốc tế. Singapore, dù chỉ có 1 đại diện trong bảng xếp hạng, là đại học công nghệ Nanyang (hạng 8), nhưng cũng khá ấn tượng với vị trí thuộc top 10.
Dưới đây là bản xếp hạng 100 trường đại học tốt nhất thế giới có tuổi đời dưới 50
(Nguồn: Times Higher Education)
Đôi nét về bảng xếp hạng 100 Under 50 của Times Higher Education
Đây là Bảng xếp hạng của Times Higher Education, một đánh giá riêng biệt về 100 trường đại học hàng đầu thế giới có tuổi đời dưới 50.
Bảng xếp hạng cung cấp một góc nhìn mới mẻ về những trường đại học mới nổi, những học viện trẻ nhưng rất thành công trong cuộc chạy đua với các trường đại học nổi tiếng thế giới trong bảng xếp hạng truyền thống, và có tiềm năng vượt lên trở thành những đơn vị dẫn đầu trong tương lai.