TU Delft – điểm đến cho những sinh viên chăm chỉ ^^
Môi trường học ở TU Delft rất tốt. Về mặt học thuật, chuyên ngành KTMT ở TU Delft được điều hành bởi lab KTMT - một trong những lab dẫn đầu trong lĩnh vực KTMT, ít nhất là trong khu vực Châu Âu. Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy về những vấn đề mà các thầy cô đang được trực tiếp nghiên cứu, nên những ví dụ và phương pháp giảng dạy rất thực tế và cập nhật với xu hướng nghiên cứu của quốc tế. Sinh viên ở bậc master cũng đã tương đối phát triển về mặt kiến thức, nên hầu hết thời gian là để rèn luyện tư duy và phương pháp nghiên cứu. Hầu hết các bài lab đều là những công nghệ mới, thậm chí là những phát kiến hay công nghệ mới được phát triển và chưa áp dụng trong thương mại. Hầu hết thầy cô giảng dạy ở bậc master đều là Giáo sư hoặc postdocs và đều có kiến thức sâu rộng về ngành. Các tài liệu là những sách mới nhất và các bài báo đã được công bố. Tuy nhiên, chương trình học khá nặng. Với chuyên ngành KTMT thì ngoài thi cuối kì vào mỗi 8 tuần, mỗi môn học đều có lab kéo dài suốt cả kì học, và cuối kì còn phải viết báo cáo. Có thể nói nếu không thật sự chăm chỉ thì việc chỉ đậu một môn học cũng đã là khó khăn. Chưa kể việc thầy cô yêu cầu sinh viên master phải thật sự hiểu, có khả năng phân tích và thậm chí tiến hành nghiên cứu giải quyết vấn đề - điều mà ở môi trường học ở VN sinh viên rất ít có điều kiện rèn luyện.
Về mặt xã hội, trong trường luôn có các tổ chức như DISS, hay hội sinh viên của khoa, của ngành. Các hoạt động như tụ tập ở pub trong trường giữa sinh viên cùng ngành với nhau (kể cả PhD), barbecue vào mùa hè, đi dã ngoại của lab, hoặc master lunch thường xuyên được tổ chức. Các tổ chức này cũng chịu trách nhiệm cả việc cung cấp tài liệu sách vở các môn học ở trường để tránh cho sinh viên quốc tế phải tìm mua sách ở các nguồn ngoài trường, vì các trang web bán sách ở Hà Lan đều là tiếng Hà Lan và các hiệu sách thì rất ít bán sách chuyên ngành. Các hội nghị về chuyên ngành cũng thường xuyên được tổ chức với quy mô nhỏ nhưng mang đến rất nhiều kiến thức, công nghệ mới và cả các mối quan hệ với các giáo sư hay guest lecturer của trường bạn.
Việc học rất vất vả cũng vô tình kéo sinh viên gần nhau hơn. Với khóa master của tôi, mặc dù học các môn tự chọn khác nhau nhưng các bạn trong lớp thường xuyên tạo thành nhóm học tập và vào mùa thi thì học chung với nhau cả ngày lẫn đêm ở thư viện trường (được mở cửa tới 2h sáng) để cùng nhau học và trao đổi, nhờ vậy kiến thức được nhân lên nhiều lần và mỗi kì thi trôi qua tôi đều cảm thấy mình học được rất nhiều, và dù áp lực nhưng vẫn cảm thấy rất vui vẻ, ko cảm thấy mệt mỏi hay chán chường.
Môi trường học ở TU Delft rất tốt. Về mặt học thuật, chuyên ngành KTMT ở TU Delft được điều hành bởi lab KTMT - một trong những lab dẫn đầu trong lĩnh vực KTMT, ít nhất là trong khu vực Châu Âu. Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy về những vấn đề mà các thầy cô đang được trực tiếp nghiên cứu, nên những ví dụ và phương pháp giảng dạy rất thực tế và cập nhật với xu hướng nghiên cứu của quốc tế. Sinh viên ở bậc master cũng đã tương đối phát triển về mặt kiến thức, nên hầu hết thời gian là để rèn luyện tư duy và phương pháp nghiên cứu. Hầu hết các bài lab đều là những công nghệ mới, thậm chí là những phát kiến hay công nghệ mới được phát triển và chưa áp dụng trong thương mại. Hầu hết thầy cô giảng dạy ở bậc master đều là Giáo sư hoặc postdocs và đều có kiến thức sâu rộng về ngành. Các tài liệu là những sách mới nhất và các bài báo đã được công bố. Tuy nhiên, chương trình học khá nặng. Với chuyên ngành KTMT thì ngoài thi cuối kì vào mỗi 8 tuần, mỗi môn học đều có lab kéo dài suốt cả kì học, và cuối kì còn phải viết báo cáo. Có thể nói nếu không thật sự chăm chỉ thì việc chỉ đậu một môn học cũng đã là khó khăn. Chưa kể việc thầy cô yêu cầu sinh viên master phải thật sự hiểu, có khả năng phân tích và thậm chí tiến hành nghiên cứu giải quyết vấn đề - điều mà ở môi trường học ở VN sinh viên rất ít có điều kiện rèn luyện.
Về mặt xã hội, trong trường luôn có các tổ chức như DISS, hay hội sinh viên của khoa, của ngành. Các hoạt động như tụ tập ở pub trong trường giữa sinh viên cùng ngành với nhau (kể cả PhD), barbecue vào mùa hè, đi dã ngoại của lab, hoặc master lunch thường xuyên được tổ chức. Các tổ chức này cũng chịu trách nhiệm cả việc cung cấp tài liệu sách vở các môn học ở trường để tránh cho sinh viên quốc tế phải tìm mua sách ở các nguồn ngoài trường, vì các trang web bán sách ở Hà Lan đều là tiếng Hà Lan và các hiệu sách thì rất ít bán sách chuyên ngành. Các hội nghị về chuyên ngành cũng thường xuyên được tổ chức với quy mô nhỏ nhưng mang đến rất nhiều kiến thức, công nghệ mới và cả các mối quan hệ với các giáo sư hay guest lecturer của trường bạn.
Việc học rất vất vả cũng vô tình kéo sinh viên gần nhau hơn. Với khóa master của tôi, mặc dù học các môn tự chọn khác nhau nhưng các bạn trong lớp thường xuyên tạo thành nhóm học tập và vào mùa thi thì học chung với nhau cả ngày lẫn đêm ở thư viện trường (được mở cửa tới 2h sáng) để cùng nhau học và trao đổi, nhờ vậy kiến thức được nhân lên nhiều lần và mỗi kì thi trôi qua tôi đều cảm thấy mình học được rất nhiều, và dù áp lực nhưng vẫn cảm thấy rất vui vẻ, ko cảm thấy mệt mỏi hay chán chường.