Thông tin du học Anh
Anh Quốc: HƯỚNG DẪN THỊ THỰC/VISA

Kinh nghiệm xin thị thực Tier 4 cho học viên trên 16 tuổi tại Anh

visa Tier 4 du học Anh

Tình hình dịch bệnh Covid-19 chắc hẳn khiến bạn ít nhiều lo lắng về vấn đề visa du học Anh diện Tier 4. Hotcourses Vietnam đã phỏng vấn chị chị Chiêu Trân, chuyên viên tại International Student and Visa Centre, Wakefield College, UK về một trong những loại visa phổ biến nhất tại Anh dành cho các bạn học sinh/sinh viên trên 16 tuổi. Chia sẻ của chị Trân hi vọng sẽ giúp các bạn an tâm hơn trong quá trình chuẩn bị cho việc xin thị thực du học Tier 4 trong thời gian sắp tới.

 

Xin chào chị Chiêu Trân, chị có thể chia sẻ các tiêu chí để làm nên một bộ hồ sơ tốt, nhằm đảm bảo cho việc xin thị thực?

 

Trước hết, có nhiều loại visa đi du học Anh như visa trao đổi ngắn hạn, visa học sinh, visa sinh viên. Mình xin chia sẻ tập trung vào loại cơ bản nhất là Student Tier 4 Visa – visa học sinh, sinh viên trên 16 tuổi. Điều kiện cơ bản cho Student Tier 4 bao gồm:

 

  • Học lực tốt (bảng điểm thuộc loại khá trở lên). Học lực tốt ở đây nói về sức học, khả năng bạn sinh viên có thể học và theo kịp khi thay đổi môi trường và ngôn ngữ.
  • Có khả năng học tập bằng tiếng Anh (năng lực Anh ngữ) tức là phải có điểm UKVI IELTS theo như yêu cầu của nhà trường. Điểm IELTS của bạn càng cao càng có lợi (IELTS tối thiểu là 6.0)
  • Được một cơ sở giáo dục chính thống chấp nhận, cấp giấy CAS- Letter of Acceptance for Studies.
  • Có đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí học tập ăn ở tại UK trong vòng 1 năm.
  • Ngoài ra còn có điều kiện về sức khoẻ, không bị bệnh lao phổi-TB.

 

 

Khi nộp hồ sơ xin thị thực du học Anh, ứng viên thường sẽ có phần phỏng vấn ngẫu nhiên nên bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Khi gọi điện phỏng vấn visa, người phỏng vấn sẽ tập trung vào các câu hỏi:

 

  • Tại sao bạn lại đi học ở Anh ?
  • Tại sao lại đi học ở trường này ?
  • Qua Anh bạn sẽ học ngành gì ?
  • Học xong bạn dự định làm gì ?

 

Nếu bạn trả lời được trôi chảy phần này thì xem như 90% bạn sẽ được cấp visa vì bạn đã chứng minh được với nhân viên xét hồ sơ (Entry clearance officer - ECO) động cơ đi học của mình hoàn toàn trung thực. Ở phần này, các bạn phải tự tìm hiểu, không thể nhờ vả ai viết ra để mình học thuộc được. Nếu học thuộc lòng thì lúc bạn không bình tĩnh sẽ quên sạch. Các nhân viên ECO được huấn luyện và có kỹ thuật phỏng vấn nên họ có thể phát hiện ra điểm yếu của bạn.

 

Để chuẩn bị cho phần phòng vấn, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin vì trường nào cũng có website, Facebook, Instagram, cùng các nhóm Facebook của trường. Mình cũng thường chia sẻ thông tin về du lịch, học tập, làm việc tại Anh qua nhóm Khám phá Anh Quốc- Exploring UK, bạn có thể tham khảo và đặt câu hỏi với các thành viên trong nhóm.

 

Nếu bạn tự tìm hiểu thì tự nhiên bạn sẽ nhớ được. Hơn nữa, quá trình chuẩn bị xin visa Anh sẽ giúp bạn rèn luyện tính độc lập vốn vô cùng hữu ích cho quá trình học tập của bạn sau khi sang Anh.

 

10% quyết định bạn có được nhận thị thực hay không sẽ tùy thuộc vào yếu tố tài chính. Bạn cần có đủ tiền trang trải ăn học trong một năm và số tiền phải nằm trong sổ tiết kiệm đủ 28 ngày trước khi xin visa. Gia đình bạn phải chứng minh được là có khả năng chu cấp cho bạn suốt mấy năm học ở Anh mà bạn không cần phải đi làm để trang trải chi phí. Đồng thời gia đình ở Việt Nam cũng phải đảm bảo sẽ tiếp tục đủ điều kiện sống như bình thường, có đủ khả năng chi trả cho việc học của các anh chị em còn lại.

 

>> Thủ tục xin visa du học và chi phí sinh hoạt tại Anh

 

Theo kinh nghiệm của chị, đâu là những lý do khiến sinh viên bị từ chối visa du học Anh?

 

Hai lí do từ chối khá phổ biến như sau: một là khóa học không phù hợp với năng lực học tập hoặc kỳ vọng của sinh viên và gia đình, và hai là lí do tài chính. Trước hết cần lưu ý rằng các nhân viên xét visa (Entry clearance officer -ECO) là người Anh và được huấn luyện bởi Home Office- Bộ nội vụ nên họ sẽ tư duy theo kiểu người Anh chứ không tư duy theo kiểu người Việt.

 

Lí do đầu tiên thường gặp nhiều ở các sinh viên người Châu Á. Người Anh quan niệm người 18 tuổi là người trưởng thành và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình. Gia đình, thầy cô, người thân, bạn bè là những người có thể cho bạn lời khuyên nhưng bạn học là để cho bản thân nên phải hiểu rõ là bạn muốn gì, sẽ học gì, học ở đâu. Hơn nữa, môi trường học thuật tại Anh đề cao tính độc lập thay vì kiểu học chỉ dẫn (spoon-fed), do đó, bạn phải tìm hiểu kĩ chương trình học, hiểu rõ định hướng và năng lực của cá nhân, tính tự lập, rèn luyện cao.

 

Lí do thứ hai là về chứng minh tài chính. Ở Anh khi đi mua nhà, bảo lãnh cho ai đó cần chứng minh tài chính thì người Anh phải nộp những giấy tờ gì? Để chứng minh có công ăn việc làm họ cần payslip- giấy trả lương trong 6 tháng gần nhất. Ngoài ra có thể bổ sung thêm một thư xác nhận công việc, thời gian bắt đầu làm việc và mức lương cả năm do bộ phận nhân sự của công ty cấp. Ở Anh, mức lương được tính theo năm chứ không tính theo tháng, cho nên khi xin giấy xác nhận mức lương ở Việt Nam thì cần nhớ tính theo mức lương của cả năm.

 

Một số người Anh cũng có tài khoản tiết kiệm, tuy nhiên đó không phải là kiểu tiết kiệm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng như ở Việt Nam mà là tài khoản tiết kiệm “icer” - tức là đóng băng số tiền trong thời gian dài như 5 năm, 10 năm. Mức lạm phát ở Anh rất thấp và người dân có thói quen gửi tiết kiêm kiểu này. Vì vậy, nhân viên ECO sẽ không hào hứng với kiểu tiết kiệm ngắn hạn như người Việt Nam, bởi họ nghi ngờ người xin visa mượn tiền của ai đó bỏ vào tài khoản.

 

Ngoài ra, những giấy tờ như giấy xác nhận số dư sẽ không phổ biến hoặc không có ở Anh. Ngân hàng ở Anh thường chỉ in sao kê tài khoản (bank statement) và đóng dấu để chứng minh tài liệu là thật không giả mạo. Giấy xác nhận số dư chỉ thể hiện số tiền trong một ngày nên nhân viên ECO sẽ xem như không có giá trị. Ngoài ra một số ngân hàng của Việt Nam khi cấp giấy xác nhận số dư cũng đôi khi viết sai chính tả tiếng Anh, câu từ sai ngữ pháp làm ECO nghi ngờ giả mạo.

 

>> Du học Vương quốc Anh tốn bao nhiêu tiền?

 

Nói tóm lại, hồ sơ chứng minh tài chính quan trọng nhất là bảng sao kê ngân hàng trong 6 tháng, thể hiện người chứng minh tài chính có nhận lương qua ngân hàng, giấy xác nhận công việc và mức lương cả năm. Người chứng minh tài chính có thể bổ sung sổ tiết kiệm nhưng mà thời gian lâu thì có giá trị hơn. Nếu có tài sản nhà cửa đất đai thì nên bổ sung vào cùng, chủ yếu là cho lần xin visa đầu tiên. Nói chung, bạn nên chuẩn bị giấy tờ chứng minh tài chính trước 6 tháng vì người ta thường yêu cầu xác nhận số dư tài khoản cho cả thời gian này. Quy định xin visa thường hay thay đổi, điểm mấu chốt là hãy tư duy theo cách làm việc của người Anh thì họ sẽ thấy hồ sơ của bạn hợp lý.

 

Một điều quan trọng không kém đó là các bạn hãy thật bình tĩnh và đừng quá lo sợ nhé. Mặc dù có nhiều sự kiện giữa Anh và Việt Nam có thể khiến các bạn lo lắng về những thay đổi trong vấn đề visa, tuy nhiên, khi năng lực bạn vững vàng và đảm bảo các tiêu chí xét duyệt visa, quy trình xét duyệt visa của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Visa không phải là điều gì quá to tát, vì quan trọng nhất vẫn là năng lực và sự rèn luyện của bạn – chìa khóa cho những năm tháng sinh sống và học tập tại Anh sau này.

 

 

Hotcourses Vietnam xin chân thành cảm ơn chia sẻ vô cùng chi tiết từ chị. Xin chúc chị mọi điều tốt đẹp trên hành trình sắp tới!

Study in the UK

Free

Ebook 'Hướng dẫn du học Anh'

Bạn thấy bài viết vô cùng hữu ích? Bạn có thể tìm thấy các bài viết tương tự đã được HCVN dày công biên soạn trong cuốn eBook Du học Anh trên nhé.

XEM NGAY

Không thể bỏ lỡ

article Img

Xin visa du học Anh: Mọi điều bạn cần biết

Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng thì bạn cũng đã được nhận vào một trường đại học ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào sắp xếp hành lý, bạn cần đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, trong đó không thể thiếu Visa Anh. Bài viết dưới đây từ Hotcourses Vietnam sẽ chia sẻ những kinh nghiệm xin Visa du học Anh nhằm giúp quá trình xin thị thực Vương quốc Anh của bạn trở nên dễ dàng hơn.    > Du học Vương

38.2K
article Img

Xin visa làm việc sau khi tốt nghiệp tại Vương quốc Anh

Có nhiều hơn một lựa chọn cho những ai muốn ở lại Vương quốc Anh làm việc sau khi tốt nghiệp.   >> Phỏng vấn bắt buộc khi xin Visa Anh >> Thủ tục xin Visa du học và chi phí sinh hoạt tại Anh >> Hướng dẫn bỏ túi làm visa du học Mỹ, Anh Úc     Bạn có cần thị thực?   UKBA là cơ quan chuyên quản lí các vấn đề về nhập cư và thị thực tại Vương quốc Anh. Bạn có thể tìm hiểu xem

9.9K
article Img

Visa làm việc tại UK sau tốt nghiệp: Du học sinh Việt Nam có thể được ở lại đến 2 năm

Chính phủ Vương quốc Anh (UK) vừa công bố dự định điều chỉnh luật thị thực trong thời gian tới để sinh viên quốc tế được phép ở lại lên đến 2 năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc và được cấp giấy phép lao động dài hạn. Nếu bạn quan tâm đến du học UK thì hãy cập nhật các thay đổi quan trọng về thị thực chính phủ UK dự định áp dụng trong tương lai ở bài viết dưới đây.    >> Tại sao nên du học Anh?   Lý do thay đổi chính

1.3K
article Img

Tất tần tật về du học định cư Anh Quốc 2024

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, du học không chỉ là cơ hội để trau dồi kiến thức mà còn là cánh cửa mở ra cơ hội định cư tại các quốc gia phát triển. Trong số những điểm đến hấp dẫn, Anh Quốc luôn nổi tiếng với hệ thống giáo dục đẳng cấp và cơ hội công việc lương cao. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá một cách tổng quan về du học định cư tại xứ sở sương mù trong bài viết sau đây nhé.   Du học định cư Anh Quốc là gì? Du học định

50