Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Những kỹ năng mềm bạn có được khi học lập trình

ky nang mem khi hoc lap trinh

Bên cạnh việc học được cách xây dựng ứng dụng web, thúc đẩy ứng dụng, cách giải quyết vấn đề như một nhà phát triển (Developer) thực thụ, coding còn có thể mang lại cho bạn nhiều hơn thế.

 

>> Các khóa Đại học ngành Coding ở nước ngoài

>> Du học ngành CNTT: Có nhiều hướng đi để phát triển sự nghiệp

 

 

Tập trung, tái sử dụng và sáng tạo

Khi bắt đầu lập trình, bạn sẽ phải xây dựng rất nhiều dự án, ứng dụng. Điều này sẽ dẫn đến nhiều trường hợp. Đầu tiên, bạn sẽ chẳng còn cảm thấy “cần kíp” tạo nên một sản phẩm công nghệ nữa. Bạn đã coding hàng tá ứng dụng và chỉ còn một câu hỏi trong đầu: “Cái ứng dụng này có tác dụng gì? Nó có giúp giải quyết nhu cầu hiện tại không?” Không còn áp lực tạo ra thứ gì nữa, bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn.

 

Thứ hai, bạn sẽ biết rằng một số tính năng thì coding dễ như ăn bánh, nhưng có một số lại rất “khó nhằn”. Và tự nhiên, bạn sẽ có được thói quen sử dụng những gì mình đang có và tiết kiệm thời gian của chính mình.

 

Thứ ba, nó sẽ giúp thúc đẩy “sức sáng tạo công nghệ” của bạn. Bạn có thể nhận ra có rất nhiều cách để kết nối các ý tưởng trong đầu và dưỡng bồi cho tầm nhìn của mình.

 

Tóm lại, coding sẽ thay đổi cách bạn tư duy và vận hành công việc, thành một người tập trung vào định vị giá trị cho sản phẩm sao cho cố gắng sử dụng triệt để các công cụ sẵn có mà vẫn sáng tạo.

 

>> Học bổng Khoa học Máy tính và CNTT

>> Du học ngành Khoa học Máy tính

 

 

Tăng khả năng phân tích vấn đề

Khi một đứa trẻ cố lắp mô hình LEGO, nó sẽ tiếp cận “thuật toán” một cách bản năng. Nó sẽ lấy viên gạch đầu tiên để ở dưới, rồi lắp dần các viên gạch tiếp theo, và cứ như vậy cho đến khi hoàn thành. Trong lập trình, đó được gọi là “loop” (vòng lặp).

 

Đáng tiếc rằng người lớn lại mất đi cách tiếp cận đơn giản này khi được học quá nhiều “lý thuyết”. Học coding là các để khám phá lại một cách tiếp cận vấn đề đơn giản mà hiệu quả - một bài học mà chúng ta “thấm nhuần” từ khi còn là trẻ con. Các Developers không thể viết một chương trình hoàn hảo ngay từ đầu đâu.

 

Họ cũng bắt đầu viết từ những thứ rất đơn giản như trẻ con chơi LEGO. Sau đó, họ cố kiểm tra lại các phần tử (interator), viết lại cho “sạch” hơn (refactor) và làm cho chương trình rõ ràng, nổi bật hơn. Và nếu họ có thể áp dụng tư duy này vào những lĩnh vực khác như sản xuất, marketing, thiết kế, kinh doanh, thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và thực dụng hơn.

 

 

Dễ dàng thích nghi với các công cụ mới

Hầu hết mọi người đều có thói quen làm việc của riêng mình. Họ sử dụng Excel, Word, chia sẻ bằng email, sử dụng Google Drive hoặc Dropbox để tăng hiệu quả. Nếu làm việc ở các công ty khởi nghiệp, bạn có thể sử dụng Slack để liên lạc làm việc và cố gắng tích hợp nhiều dịch vụ web trên các kênh của mình. Hơn bất kỳ nghề nghiệp nào, developer cần thích nghi với những công cụ mới, quy trình làm việc mới liên tục.

 

Cứ tưởng tượng bạn phải làm việc với 5 developer khác trên dự án Rails với hơn 150 file code. Bạn có nghĩ là bạn sẽ xử lý được chúng bằng cách trao đổi các files trên Slack mỗi khi có gì đó thay đổi trong bộ code của mình không? Không biết nhân vật “đáng thương” nào sẽ phải làm công việc tập hợp các files lại, đồng bộ các thay đổi và thông báo về những xung đột.

 

Đó chính là lý do mà rất nhiều developer sử dụng quy trình Github. Nó giống như Dropbox nhưng mọi người có thể cùng xây dựng một cách hiệu quả dự án của mình. Đây là một cách hoàn toàn mới lạ, để lại “dấu vết” cho mọi người dễ dàng lần theo.

 

Tóm lại là quy trình này khá “khó nhai” đối với người mới bắt đầu: tạo các kênh, tạo các thay đổi, thúc đẩy công việc, mở các yêu cầu, thảo luận,… Do đó, có thể nói coding sẽ dạy bạn bài học rất lớn về tư duy cũng như cách thích ứng nhanh với quy trình, môi trường làm việc.

 

>> Những ứng dụng cần thiết cho du học sinh

 

 

Kiên nhẫn

Đôi khi, các depveloper mang tiếng “lười biếng” vì họ thường sử dụng những thứ có sẵn và cố gắng tự động hóa những quá trình tốn nhiều thơi gian. Nhưng thực ra là ngược lại. Developer chính là những người còn sót lại trên Trái Đất này chịu đọc các tài liệu, các bài viết ở khắp nơi từ Facebook đến các website chuyên ngành và thực sự quan tâm đến chúng. Bởi vì, họ biết rằng nếu cứ đào, đào, đào, họ sẽ tìm được những kho báu quý giá.

 

Việc coding cực kỳ nghiêm ngặt đến từng dấu phẩy, dấu chấm. Một lần nữa, các developer luôn phải học rất kiên trì, đọc kỹ nhưng thông báo lỗi, đào sâu và cố gắng sửa các lỗi đó (debug).

 

Học coding đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở nên chăm chỉ và kiên trì hơn để đọc lỗi và sửa lỗi liên tục, do đó công việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung cũng như chú ý vào các chi tiết.

 

>> 8 học bổng khoa học máy tính nổi bật trên thế giới

>>10 giải đáp của du học sinh ngành khoa học máy tính Mỹ

 

 

Ham học hỏi và vượt qua chính mình

Lập trình thực sự là lĩnh vực mà bạn phải liên tục cập nhật, liên tục học hỏi những công cụ mới, các thư viện và các công nghệ. Thậm chí nếu bạn không phải kiểu mấy anh chàng suốt ngày lướt HackerNews & ProductHunt hàng ngày thì bạn vẫn sẽ luôn tò mò mỗi khi lập trình.  Và chúng ta đều biết khi tò mò thì chúng ta sẽ học được những gì.

 

Lần đầu tiên ghi danh học lập trình, bạn có sợ không? Vậy thì nhìn lại đi, sau khi bạn đã học về rất nhiều thứ như cấu trúc ruby cơ bản, MVC, kho dữ liệu, SQL, front-end, HTTP, AJAX…., sau khi bạn đã coding hơn 10 giờ mỗi ngày, sau khi bạn đã phát triển được một vài sản phẩm cùng với team của mình hoặc một mình? Bạn có còn sợ nữa không?

 

Bạn đã khám phá ra rằng, bạn có thể vận hành bất kỳ dự án nào mà không còn phụ thuộc vào một nguồn lực chủ chốt nào. Vậy thì còn khó khăn nào mà bạn không thể vượt qua?

 

 

Nguồn: Medium (lược dịch)

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

Ngành Khoa học Máy tính: Những điều bạn cần biết

Facebook, Amazon và Netflix là một số ít các công ty vẫn có lợi nhuận trong thời điểm khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19. Dịch vụ của cả ba công ty đều có một điểm chung là được khai thác thông qua thiết bị điện tử hay nói cách khác là có sự góp mặt của khoa học máy tính. Nếu chọn học Khoa học Máy tính ngay từ bây giờ, bạn không chỉ có một tương lai sự nghiệp rộng mở mà còn vô cùng vững chắc dù thời thế có biến chuyển thế nào đi chăng nữa.  

119K
article Img

Ngành khoa học dữ liệu: Những điều bạn cần biết

Ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) là ngành học lí tưởng cho những bạn học sinh, sinh viên đam mê công nghệ, dữ liệu và khám phá những điều mới lạ. Trong bài viết này, cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về ngành học và các cơ hội nghề nghiệp của ngành Khoa học dữ liệu nhé!    Ngành khoa học dữ liệu là gì? Khoa học dữ liệu (Data science) là ngành khoa học về việc khai phá, quản trị và phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong

107.5K
article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

29.6K
article Img

Ngành khoa học môi trường: Những điều bạn cần biết

Biến đổi khí hậu, rác thải nhựa hay ô nhiễm không khí vẫn luôn là vấn đề “đau đầu” của nhân loại. Đó là lý do các ngành học về môi trường luôn có sức hút lớn, đặc biệt đối với những bạn quan tâm đến môi trường và thiên nhiên. Chắc hẳn bạn có rất nhiều câu hỏi liên quan đến ngành Khoa học Môi trường như ngành môi trường là gì, đâu là các trường đại học có ngành môi trường và cơ hội phát triển sự nghiệp ra sao? Cùng Hotcourses Vietnam tìm câu trả lời trong bài viết

24.8K