>> So sánh chi phí du học
>> Cẩm nang du học các trường ở Singapore
Bảng báo cáo mỗi năm hai lần này xếp hạng 131 thành phố toàn cầu, dựa trên các vấn đề tiền tệ, lạm phát và chi phí cuộc sống.
Chẳng hạn, lí do khiến Singapore đắt đỏ một phần là vì yếu tố di chuyển. Đây là quốc gia mà người dân phải trả mức phí rất cao cho việc sử dụng xe hơi. Khi dùng các phương tiện giao thông công cộng, số tiền họ phải bỏ ra đắt gấp ba lần so với ở New York.
Hơn nữa, việc sở hữu quá ít nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến quốc gia này phải chi bộn tiền cho vấn đề cung cấp nước và năng lượng. Chính vì thế, đây là đất nước có chi phí tiện ích đắt thứ ba.
Đây đồng thời là nơi đắt nhất thế giới cho việc mua sắm áo quần.
Những thành phố đắt nhất thế giới năm 2014
1. Singapore
2. Paris, Pháp
3. Oslo, Na Uy
4. Zurich, Thụy Sĩ
5. Sydney, Úc
6. Caracas, Venezuela
6. Geneva, Thụy Sĩ
6. Melbourne, Úc
6. Tokyo, Nhật
7. Copenhagen, Đan Mạch
Có một điều đáng chú ý là châu Á cũng là nơi có nhiều quốc gia “rẻ” nhất thế giới. Ở vị trí 131, Mumbai là thành phố rẻ nhất để sống, trong khi đó thủ đô New Delhi lại là thành phố rẻ thứ ba.
Đôi nét về cuộc nghiên cứu
Worldwide Cost of Living survey (nghiên cứu về chi phí sinh hoạt toàn cầu) được thực hiện hai lần trong một năm bởi EIU, nhằm so sánh hơn 400 mức giá của 160 sản phẩm và dịch vụ tại 131 thành phố. Những sản phẩm, dịch vụ này gồm có thức ăn, đồ uống, áo quần, đồ gia dụng và các vật dụng chăm sóc cá nhân, thuê nhà, giao thông, hóa đơn tiện ích, trường học tư nhân, giúp việc nhà và giải trí.
>> Danh sách học bổng du học tại Singapore
Nguồn: CNN