Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

7 ngày chăm sóc sức khỏe tinh thần trong một thế giới luôn chao đảo

Chăm sóc sức khỏe tinh thần trong đại dịch Coviid-19

Quãng thời gian đại dịch Covid-19 đầy biến động sẽ mang lại tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn kiểm soát những cảm xúc bất an, bế tắc, và chán nản trong khoảng thời gian đặc biệt này.

 

>> Tân du học sinh "kỳ nhập học COVID-19" tiết lộ chính sách hỗ trợ của trường

Ngày 1: Chuyển sang chế độ cập nhật tin tức mỗi tuần một lần

 

Cập nhật tin tức là điều nên làm, nhưng làm việc đó mỗi ngày chỉ khiến bạn thêm phần lo lắng, căng thẳng. Thử lướt qua từng tiêu đề trên mặt báo và đặt câu hỏi: Bao nhiêu bài báo sẽ khiến bạn thay đổi quyết định trong ngày của mình? Bao nhiêu trong số những dòng tít đó sẽ trở nên lỗi thời trong ngày mai, tuần tới, hay tháng tới?

 

 

Trên thực tế, những tin tức cấp bách bạn cần phải biết sẽ tìm cách đến với bạn, thay vì để bạn đi tìm chúng.

 

Nhưng dù gì đi nữa, việc cập nhật tin tức là một phần không thể “hoàn toàn cắt bỏ” trong cuộc sống hiện đại. Vậy nên lời khuyên được đưa ra là giới hạn thời gian đọc báo, xem bản tin xuống còn một lần mỗi tuần - hoặc tạm dừng cập nhật tin trong khoảng thời gian này. Bạn cũng nên giới hạn nội dung tin theo chuyên mục bạn quan tâm hay có liên quan trực tiếp đến bạn, hoặc vấn đề mà bạn có thể đóng góp nhằm tạo ra thay đổi. Bước chuyển đổi này cần thời gian để tạo nên thói quen, nhưng cũng là cơ hội để duy trì năng lượng tinh thần và tiết kiệm thời gian cho những điều thực sự ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

 

Ngày 2: “Chấn chỉnh” lại newsfeed trên các trang mạng xã hội

 

Thật tuyệt khi mạng xã hội cho phép chúng ta kết nối với những người thân yêu bất kể khoảng cách về địa lý. Mặt khác, thông tin tràn lan trên mạng xã hội gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của bạn, và điều này không thể đúng hơn trong thời điểm đại dịch toàn cầu. Do đó, nếu bạn thấy chán nản, trống rỗng, hay thất vọng sau mỗi lần truy cập Facebook, Instagram, hãy cân nhắc ngưng dùng mạng xã hội một thời gian. Trong trường hợp bạn muốn tiếp tục dùng mạng xã hội, sắp xếp lại  trang newsfeed của mình chỉ để chỗ cho những tài khoản đang truyền đi thông điệp tích cực: chẳng hạn chỉ nhận thông tin từ một tín đồ ẩm thực chia sẻ công thức nấu ăn đơn giản và giàu dinh dưỡng, hay một blogger đánh giá cuốn sách truyền cảm hứng mới, hay các nghệ sĩ tổ chức hòa nhạc trực tuyến giúp bạn thưởng thức âm nhạc trong sự thoải mái của chính ngôi nhà mình.

 

>> 6 thói quen này đang làm bạn không hạnh phúc

 

Ngày 3: Thiết lập một thói quen mới và thực hiện mỗi ngày

 

Một lịch trình sinh hoạt cố định, dù là nhỏ nhất, cũng là cách tuyệt vời giúp duy trì tình trạng “bình thường mới”, tạo mỏ neo chắc chắn cho tâm trí bám víu trong khoảng thời gian bất ổn này. Nếu bạn là người thích lập danh sách những việc cần làm (to-do list), hãy giới hạn tối đa 3 việc quan trọng nhất cần làm trong ngày, và đừng quên tự thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

 

Mấu chốt là quản lý kỳ vọng của chính mình, không đặt tiêu chuẩn quá cao hay quá thấp để đảm bảo những thói quen tốt diễn ra đều đặn mỗi ngày. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với việc tạo thời gian biểu học tập như thể bạn vẫn đi học. Chọn trước và chuẩn bị sẵn một không gian học đủ rộng, sáng, riêng tư, nơi có chỗ ngồi thoải mái, đồng thời sắp xếp máy tính, sách vở, nước uống, cùng các vật dụng phục vụ học tập trong tầm với. Bước này giúp tạo động lực và một môi trường thích hợp để bạn chỉ tập trung vào việc học. Nếu bạn không có không gian riêng, bỏ qua những điều trên và thử đeo tai nghe mỗi khi bắt đầu học, dù bạn có nghe nhạc hay không. Tiếp đó, cần vạch rõ ranh giới với gia đình và bạn bè, cũng như giảm tải các mối bận tâm khác. Hãy cho mọi người biết lịch học của bạn bắt đầu từ mấy giờ và diễn ra trong bao lâu mỗi ngày.

 

>> 4 lời khuyên giúp bạn giảm xao nhãng trong học tập

 

Ngày 4: Giữ (hoặc nối lại) liên lạc

 

Khó có thể thường xuyên gặp trực tiếp bạn bè và gia đình là một trong những lý do khiến sức khoẻ tinh thần đi xuống. Đôi khi chỉ cần nghe giọng nói thân quen ở đầu dây còn lại cũng có thể khiến tâm trạng khá hơn. Ngay cả khi không thể gọi điện, Internet cũng khiến việc tương tác qua mạng trở nên đa dạng và thú vị, chỉ cần thử những điều mới mẻ: thử các hiệu ứng vui nhộn khi gọi video, nền tảng cùng học trực tuyến, lập nhóm chơi game trực tuyến, … 

Những hình thức kết nối này có thể lạ lẫm trong thời gian đầu và thậm chí khó tồn tại lâu, song, điều quan trọng là bạn cảm thấy mình không đơn độc. Kể từ lúc bắt đầu năm học, bạn cũng có thể làm điều này với các giảng viên và bạn học bằng cách hỏi thăm mọi người.

 

>> 19 điều sẽ giúp mối quan hệ yêu xa sống sót

 

Ngày 5: Dành thời gian cho sở thích cá nhân

 

Sau một ngày dài hoàn thành xuất sắc “to-do list”, bạn xứng đáng tự thưởng cho bản thân bằng các hoạt động thư giãn: chơi với thú cưng, trang trí phòng, nấu ăn, thiền, hoặc đọc sách... Các hoạt động sống chậm và giảm tối đa tiếp xúc với màn hình điện tử cho phép bạn sống trọn vẹn ở hiện tại và trút bỏ gánh nặng về nỗi lo tương lai. Bạn cũng có thể dấn thân vào một ngôn ngữ mới, một kĩ năng mới thú vị. Với các khoá học trực tuyến bùng nổ như hiện nay, bạn có nhiều cách miễn phí và chất lượng để học hơn bao giờ hết. Tóm lại, giữ sức khỏe tinh thần bằng cách giữ cho bản thân bận rộn với những niềm vui nhỏ mỗi ngày. Không nhiều, nhưng chắc chắn đủ để vực dậy tinh thần của bạn mỗi ngày trong một thế giới dường như luôn chao đảo.

 

>> Ở nhà mùa Corona, không lo nhàm chán cùng 10 hoạt động dưới đây

 

Ngày 6: Giúp đỡ mọi người xung quanh bạn

 

Thật khó để biết cách giúp đỡ một người nào khác sao cho hữu hiệu, khi mọi thứ hiện đang quá sức với mỗi cá nhân. Nhưng giúp đỡ cộng đồng có thể xoá tan cảm giác bất lực, mang lại mục đích sống, đồng thời đẩy nhanh mọi thứ trở về trạng thái bình thường. Nếu bạn biết gần nơi mình sinh sống có ai đó gặp khó khăn về vật chất, sức khỏe hay tinh thần, bạn có thể chia sẻ thực phẩm, giúp họ đi mua sắm, hay đơn giản là lắng nghe câu chuyện của họ, giúp họ không đơn độc.

 

 

Bạn cũng có thể quyên góp tiền, nhu yếu phẩm cho các ngân hàng thực phẩm, nơi tạm trú cho người vô gia cư, hoặc đề nghị dạy kèm cho một học sinh nhỏ trong khu vực bạn ở. Các tổ chức tình nguyện ở địa phương chính là kênh bạn có thể liên lạc để hỏi cách đóng góp, hỗ trợ. Ngay cả một cử chỉ nhỏ như gửi thiệp động viên cũng có thể tạo ra sự khác biệt mà không tốn nhiều tiền. Tất nhiên, nếu không thể làm bất cứ điều gì lúc này cũng không sao. Hãy tập trung chăm sóc sức khoẻ tinh thần của chính mình trước, như vậy bạn mới có thể giúp đỡ người khác.

 

Ngày 7: Tìm kiếm sự giúp đỡ cho chính bạn

 

Tất cả những bước chăm sóc sức khoẻ tinh thần phía trên có thể giúp ích cho những người lo lắng bất an ở mức độ thấp, và cảm thấy rằng mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những vấn đề vượt quá khả năng chịu đựng, đừng ngần ngại liên hệ để được trợ giúp. Chỉ cần liên hệ, cho dù đó là cố vấn dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại trường, chuyên gia tâm lý, một sinh viên khác, hay gia đình và bạn bè của bạn.

 

 

Quan trọng là đừng nản lòng nếu người đầu tiên bạn tìm đến không lắng nghe hoặc cho bạn kết quả như mong đợi. Không phải ai cũng có khả năng giúp bạn trút bỏ gánh nặng, hoặc biết cách để đón nhận vấn đề. Song, nhận ra bản thân cần giúp đỡ và chia sẻ về khó khăn gặp phải chính là bước đầu để tìm thấy sự trợ giúp. Chúc các bạn vững vàng trong giai đoạn bất thường này!

 

 

Nguồn tham khảo: Times Higher Education, TopUniversities

 

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

19 điều sẽ giúp mối quan hệ “yêu xa” sống sót

Đi du học, nhiều khả năng bạn sẽ phải rơi vào hoàn cảnh của một người yêu xa. Vậy phải làm thế nào để “sống sót” khi lỡ để quên một nửa trái tim ở nhà?   >> Khi một nửa trái tim đi du học   1. Có đích đến cụ thể   Những câu hỏi đại loại “mục đích cuối ngày của bọn mình là gì?”, “Khi nào chúng mình sẽ hết phải rơi vào cảnh mỗi người một nơi?”, “Tương lai của bọn mình thế nào?”… cần phải được đưa ra và tìm

998.3K
article Img

7 bí quyết vàng trong "làng" thuyết trình

Thuyết trình thành công trước đám đông chưa bao giờ là một điều dễ dàng, nhất là khi, trong quá trình du học, bạn sẽ phải đối diện với việc thuyết trình bằng tiếng Anh. Ngoài các bí quyết thường thấy như luyện tập thật nhuyễn hay chuẩn bị giấy nhắc những điểm chính, Hotcourses Vietnam sẽ bật mí thêm 7 bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng thuyết trình thành công.   1. Tập trung vào trọng tâm người nghe cần biết  

78.2K
article Img

10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh (có thể) sẽ phải đối diện

Đi du học hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và đó sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về nghị lực vươn tới thành công của chính mình. >>  Du học và những niềm vui nhỏ-mà-không-nhỏ >>  32 điều nên làm trước khi kết thúc đời sinh viên 1. Luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung

54K
article Img

Cách lập tài khoản ngân hàng khi đi du học

Quản lí tài chính là một kĩ năng quan trọng bạn cần biết khi đi du học. Để thực hiện các giao dịch và chi tiêu tại nước ngoài như chi trả tiền thuê nhà, đi lại, học tập và chi phí sinh hoạt hàng ngày, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia mà bạn sẽ sinh sống. Cùng Hotcourses khám phá các lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng với tư cách là sinh viên quốc tế, cách lập tài khoản ngân hàng khi là sinh viên du học,...   > 5 hành động

37.3K