Sáng tạo không chỉ giúp bạn ghi điểm cao trong học tập mà còn mở ra một lối tư duy độc đáo cho công việc sau này, thật đấy!
>> Làm thế nào để sáng tạo trong học tập?
>> Học Nghệ thuật, Truyền thông tại New Zealand
>> 5 khóa học có 1-0-2 dành cho sinh viên
Sáng tạo qua cách nhìn của Sir Ken Robinson
Một trong những người “chiến đấu” bền bỉ nhất về việc kêu gọi sáng tạo trong học tập là thầy giáo Ken Robinson. Trong một bài nói chuyện TED, ông đã nói rất nhiều về những quan niệm sai lầm hay cái nhìn “thiếu thiện chí” mà chúng ta vẫn thường gắn cho sáng tạo - chẳng hạn như việc cho rằng sáng tạo là làm những điều đi ngược với truyền thống. Hay, việc “đánh đồng” với những môn học đặt năng tính sáng tạo trong ngành Nghệ thuật là “không có tương lai” đã khiến mọi người hướng về các môn Toán, Ngôn ngữ và Nhân văn hơn.
Ngoài ra, ông cũng khẳng định chỗ đứng cần có của sáng tạo trong giáo dục đương thời, tức là nó phải được đặt ngang hàng với việc biết đọc chữ, vì “mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều là nghệ sĩ rồi”, quan trọng là giáo dục có chỉ đường cho sự sáng tạo đó chạy đúng đường không mà thôi.
Câu chuyện máy bay giấy
Thật may là Sir Ken Robinson không hề đơn độc trên hành trình kêu gọi sự khác biệt trong giáo dục. Trên thực tế, có những người thầy ở phương Tây vẫn luôn vận động sinh viên mình sáng tạo và chứng tỏ rằng điều đó vô cùng cần thiết khi đi làm.
Katie Lê, một công tác viên của Hotcourses từ Úc chia sẻ về kinh nghiệm bữa đầu đi học môn Hospitality and Gastronomy: Social, Private and Commercial (Ẩm thực và Khách sạn: Xã hội, Tư nhân và Thương mại): “Lúc học đến đoạn nói về việc tạo dựng sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong việc làm thế nào để thu hút khách hàng, thầy cho cả lớp cùng chơi trò gấp máy bay bằng giấy A4. Sau đó, từng nhóm sẽ đứng ở một ví trí cố định và phóng máy bay tới một cái tâm điểm mà thầy vạch sẵn. Cả lớp hì hục ngồi gấp máy bay, mỗi nhóm làm mỗi kiểu, nhưng nhìn chung đều giống với cái mô hình máy bay thật. Sau đó từng nhóm lần lượt lên phóng máy bay, có cái bay được, có cái ném lên thì lại bay vòng, rồi cũng có cái chạm được. Máy bay của tôi và cô bạn người Pháp, là chạm gần tới mục tiêu nhất. Sau khi xong, thầy cười và hỏi chúng tôi, “What is air-carft” (máy bay), “những vật có thể bay đều có thể được xem là một cái air-craft”, rồi thầy vo tròn tờ giấy A4 lại và ném nó vào bia. Dĩ nhiên là “máy bay” của thầy dễ dàng trúng ngay cái tâm vòng tròn. Bài học được rút ra từ một trò chơi đơn giản, “Trong kinh doanh, hãy cố gắng tạo nên sự khác biệt, đừng copy từ đối thủ của bạn, có như vậy thì bạn mới có thể thành công”.
Còn bạn, bạn đã từng được học qua những lớp học sáng tạo như vậy chưa? Hãy chia sẻ với Hotcourses qua info@hotcourses.vn hoặc comment bên dưới nhé!