Thông tin du học
Du học nước ngoài: LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC

Kinh nghiệm săn thành công 2 học bổng ngành IT

4.6K
share image

>> Kinh nghiệm giành học bổng Chevening ngay lần đầu đăng ký

>> Danh sách 40.000 học bổng trên Hotcourses

>> Học cao học với học bổng toàn phần AusAid của chính phủ Úc

>> Kinh nghiệm dành học bổng toàn phần bậc cao học

Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm săn học bổng của anh Bùi Tiến Thành – du học sinh nhận học bổng EIT ICT lab và học bổng Erasmus Mundus cho 2 khóa học NordSecMob và Perccom.

Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm săn học bổng mình được nhận, gồm có:

NordSecMob thì mình được ở trong danh sách chính thức (official list), còn Perccom thì ban đầu là trong danh sách dự bị (reserve list) rồi đến tháng 8 vừa rồi thì được đẩy lên danh sách chính thức.

Học bổng Eramus Mundus cho khóa học NordSecMob và Perccom

2 khóa học đều có yêu cầu khá giống nhau, bao gồm:

  • Bằng tốt nghiệp (Degree Certificate)
  • Bảng điểm (Transcript of records)
  • Hộ chiếu (Passport)
  • Chứng chỉ IELTS/ TOEFL (Proof of English proficiency)
  • CV (Khóa NordSecMob thì CV có thể viết theo form bất kỳ, nhưng Perccom thì phải viết theo Europass form)
  • 2 thư giới thiệu (letters of recommendation)
  • SOP (giới thiệu bản thân)

Về cách viết thư giới thiệu (LoR) thì mọi người đã chia sẻ rất nhiều rồi nên mình không nhắc lại nữa. Mình xin 2 lá  thư giới thiệu từ 2 người thầy, một của thầy hướng dẫn và một của thầy dạy mình nhiều môn học nhất. Vậy nên một lá thư giới thiệu của mình tập trung vào khả năng học tập, còn lá thư còn lại tập trung vào khả năng nghiên cứu và các thành tích đạt được. 

>> Kinh nghiệm xin thư giới thiệu học bổng Fulbright

SOP (Statement of purposes) mình viết 1 bản gốc rồi với từng khóa chỉnh sửa lại một chút. Về cơ bản SOP của mình có các phần:

  • Mở đầu
  • Giới thiệu bản thân
  • Lí do mình chọn khóa học này
  • Dự định tương lai
  • Kết luận

Phần lí do vì sao mình chọn khóa học này, các bạn cố gắng viết sao cho có liên quan đến kiến thức đã học, hoặc kinh nghiệm của bản thân. Bởi mình biết một anh bị từ chối khóa NordSecMob với lí do không có kiến thức về security.

Học bổng của EIT ICT lab cho khóa Master of ICT:

Chương trình Master of ICT – EIT lab rất hay bởi ngoài ICT bạn còn có 1 nhánh học về kinh doanh (entrepreneurship). Chương trình có 7 chuyên ngành nhỏ và bạn phải chọn một trong các chuyên ngành đấy ngay từ đầu. Mỗi chuyên ngành có yêu cầu khác nhau, nhưng về cơ bản thì cũng tương tự 2 khóa trên. Tuy nhiên trong SOP yêu cầu bạn thảo luận hoặc đưa ra 1 ý tưởng kinh doanh (tối đa 2 trang + 1 trang tóm tắt). Theo mình nên nghĩ ra một ý tưởng mà liên quan đến kinh nghiệm của bản thân cũng như với chuyên ngành mà mình chọn. Mình có kinh nghiệm nghiên cứu về nhà thông minh nên mình chọn chuyên ngành Phát Triển Giao Diện Người-Máy Tính (Human-Computer Interaction) và ý tưởng của mình là lập một công ty về ứng dụng các công nghệ về human-computer interaction trong đời sống.

Lưu ý

Khi làm hồ sơ xin học cho tất cả các khóa trên sẽ có một phần là chọn track (bạn sẽ phải chọn 2 trong số các trường cung cấp khóa học). Trong đó bạn sẽ phải liệt kê một số track mà bạn muốn theo học. Đừng liệt kê bừa, chỉ liệt kê những track mà bạn thật sự thích. Track không ảnh hưởng gì đến việc bạn có được học bổng hay không, nhưng họ sẽ không chọn track cho bạn theo thứ tự mà bạn liệt kê. Như với khóa NordSecMob, mình thấy tất cả những ai có liệt kê track đến Estonia thì đều bị cho đến Estonia cả.

Riêng với khóa NordSecMob thì mình thấy KTH – Aalto là track đẹp nhất (mình đang theo track đó). Ở KTH – Aalto học nhàn, luận án được trả lương (paid thesis) (nếu bạn đc B trở lên thì sẽ được 5.000 euro).

Gửi hồ sơ

Khóa NordSecMob và EIT yêu cầu phải gửi hồ sơ sang. Mình gửi chuyển phát nhanh ở Babylon Thái Hà (Hà Nội) vì thấy giá rẻ hơn ở bưu điện. Khoảng 3-4 ngày là đến.

Các bạn có thể tham khảo SOP mình đã viết để apply các học bổng trên tại đây

Chúc các bạn may mắn và thành công!

Bùi Tiến Thành

-----------------------------

Bài viết hữu ích

>> 3 giấy tờ cần thiết cho một hồ sơ xin học bổng

>> Viết CV xin học và học bổng

Tìm khóa học

Theo quốc gia
Thạc sĩ

Không thể bỏ lỡ

article Img

Sự khác biệt giữa TOEFL và IELTS: Nên thi chứng chỉ nào?

TOEFL và IELTS là những chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, được dùng để đánh giá tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào của nhiều trường đại học trên thế giới. TOEFL và IELTS có khá nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có một số điểm khác biệt dưới đây bạn nên lưu ý.   TOEFL là gì? IELTS là gì? Bài kiểm tra Anh ngữ TOEFL được tổ chức bởi ETS, giúp bạn chứng thực khả năng tiếng Anh cho mục đích học tập, làm việc hay định cư ở nước ngoài. Có hai hình thức làm

449.3K
article Img

Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate) là gì?

Bằng cấp (degree) , chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate) là gì và có điểm nào giống hay khác nhau thế nào? Sau khi đưa ra định nghĩa ngắn gọn, Hotcourses Vietnam sẽ so sánh ba khái niệm này dựa trên các tiêu chí cụ thể để bạn dễ hình dung.    Định nghĩa Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate)   1. Bằng cấp là gì? Bằng cấp (degree) là văn bằng được trao

196.3K
article Img

Nên học MBA ở đâu: Top trường đại học có chương trình MBA tốt

Chương trình học MBA ra đời nhằm mục đích trang bị cho người học những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp kinh doanh và quản lý. Tuy nhiên, học MBA ở đâu tốt, chương trình MBA quốc tế liệu có phù hợp với bạn? Hotcourses Vietnam sẽ đưa ra những trường có khoá học MBA tốt tại Mỹ, Úc, Anh, New Zealand, Canada và Ireland, được xếp hạng trong QS Ranking năm 2023. Hy vọng bạn sẽ tự trả lời được cho bản thân câu hỏi “Nên học MBA ở đâu?”.   >

28.4K
article Img

10 câu hỏi quan trọng khi chọn trường du học

Khi đã thích ứng với xã hội bình thường mới sau đại dịch,  nhiều sinh viên bắt đầu “rục rịch” chuẩn bị cho giấc mơ du học và cân nhắc lựa chọn các điểm đến có nền giáo dục tốt nhất. Cùng lúc đó các trường đại học cũng tự đổi mới mình để đem đến các khóa học toàn diện và tốt nhất. Dưới đây là 10 câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho đại diện trường mà bạn đang cân nhắc du học.   1. “Tôi sẽ sống ở đâu?” - ‘Where can I live?’ Đâu là các

20.2K