Những điều cần biết
Hà Lan: TÌM HIỂU CÁC ĐIỂM ĐẾN DU HỌC

Chuyện đi lại ở Delft, Hà Lan

3.1K
chuyen di lai o delft

“Delft là một thành phố nhỏ, yên bình, và phải nói là đẹp của Hà Lan! Mùa xuân ở đây hoa nở khắp nơi, nước trong gió mát, mùa hè nắng ráo nức mùi thịt nướng, mùa thu vàng lãng mạn, còn mùa đông thì rất phù hợp ở trong nhà uống cốc trà - nhìn mưa gió phấp phới ngoài cửa sổ… Cuộc sống ở Delft cũng khá bình yên, quanh năm suốt tháng toàn những con người chăm chỉ học hành làm việc, lâu lâu tụ tập ăn uống chơi bời rồi ai về nhà nấy”

Trên đây là những chia sẻ của Dư Nguyễn Hoàng Anh, du học sinh bậc Tiến sĩ tại TU Delft. Bài viết là tổng hợp những bí quyết đi lại mà nhân vật đúc rút được trong quá trình học tập và sinh sống tại đây.

>> Đi lại ở Hà Lan

>> Den Haag êm đềm đó, là nơi em đạp về

Xe đạp

Mới đến thì việc cấp thiết là phải đi kiếm cái xe đạp, xong làm gì thì tính sau. Chủ yếu ở Delft thì mọi người đi mua xe đạp cũ. Giá tầm 60-100e là có xe tốt tốt để đi. Còn 30-60e thì có xe rất cũ và xấu nhưng đi được. Nguồn mua xe đạp cũ là FB Student Sale in Delft, FB Bike Delft, các cửa hàng đồ cũ, bạn bè anh chị người Việt sắp về, cuối cùng là quầy xe đạp mới.

Một số cừa hàng mà mình biết:

  • Cửa hàng xe đạp total bike: dịch vụ tốt, nhưng đắt và tính phí dịch vụ cao, ổ khóa ở đây mắc (mua ở cửa hàng luôn mà cũng tính phí dịch vụ)
  • Cửa hàng xe đạp Ado ở gần De hoven passage: Ở đây xe ko chất lượng bằng ở total bike, nhưng mà có nhiều xe mới tầm 100-350e, có thể dùng được trong 2-3 năm vẫn tốt. Dịch vụ ít, phí dịch vụ rẻ hơn total bike, nếu mua xe ở đây thì bảo hành trong một năm (những dịch vụ tra dầu mỡ thì không tính tiền)

Một điểm lưu ý khi mua xe mới là nên mua luôn bảo hiểm xe đạp. Tùy xe đạp giá bao nhiêu tiền thì bảo hiểm cho xe sẽ khác nhau, nên kiểm tra kĩ trước khi mua xe để tránh những chi phí phát sinh không cần thiết. Chẳng hạn, nếu xe tầm 300e, thì mua bảo hiểm 3 năm tầm 80e. Khi mất xe trong vòng 2 năm đầu sẽ được đền nguyên xe (tức là mua lại xe khác với bằng giá trị ban đầu của xe, có thể mua xe giá cao hơn thì phần cao hơn mình phải tự bù), còn năm cuối mất xe thì được đền 50%.

Điều quan trọng của bảo hiểm xe là phải mua ổ khóa có số serial. Thường ở Ado không có ổ khóa này mà phải mua ở total bike. Ở total bike ổ khóa rẻ nhất cũng tầm 30e. Vì thế, nếu bạn mua xe ở Ado thì không nên mua ổ khóa mà đi thẳng tới total bike mua ổ khóa và bảo hiểm xe luôn. Một lưu ý nhỏ nữa là khi mua xe nhớ giữ hóa đơn để làm bảo hiểm và lỡ có bị cảnh sát kiểm tra (mình chưa bị kiểm tra bao giờ).

>> Tại sao người châu Âu “sính” xe đạp?

Thẻ OV

Để đi xa hơn Delft, nhất là đi Denhaag để lấy thẻ cư trú thì phải đi tàu hoặc tram. Nếu chưa có thẻ OV thì phải mua vé giấy máy bán vé tự động hoặc ở quầy vé. Máy bán vé tự động chỉ nhận thẻ của các ngân hàng Hà Lan, hoặc xu chứ không nhận thẻ master hay visa, vì vậy nếu không có xu hoặc thẻ ngân hàng thì bạn phải vào quầy vé.

Trong trường hợp đi tram, bus thì mua vé trực tiếp ở trên tram hoặc bus. Tuy nhiên, mua vé giấy bất tiện nhiều thứ lắm. Thứ nhất là thêm tiền (1e/chặng tàu), hoặc vé chỉ dùng 1 lần/chặng cho tram/bus. Nếu dùng OV thì đi bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu, trừ trực tiếp vào thẻ của mình. Bất tiện duy nhất khi dùng thẻ là phải nhớ check in/check out, nếu không thì sẽ bị phạt (nếu bị phát hiện ra trên tàu - nghe nói là 35e), hoặc sẽ bị trừ tiền trong thẻ (- nghe nói là 10e/ngày).

Có 2 loại thẻ OV (cả 2 đều dùng cho cả train/tram/bus) là thẻ ko tên (anonymous) và thẻ cá nhân (personal OV). Thẻ không tên thì tới quầy vé ở trạm và chỉ cần trả 10e sẽ được thẻ có 7e trong tài khoản, muốn dùng thẻ này đi tàu thì “tài khoản” phải có trên 20e, đi bus/tram thì được đi tới khi -1e. Để được thẻ cá nhân thì phải đăng kí trực tuyến, gởi ảnh, thông tin cá nhân, trả 50e/năm (được giảm 40% cho mình và cho thêm 2 người đi kèm vào giờ thấp điểm (7-9am và 4:30-6:30pm là giờ cao điểm) và cuối tuần).

Thẻ cá nhân có một đợt giảm giá trong một năm, chỉ dành cho người lần đầu tiên đăng kí thẻ OV cá nhân. Vào năm đầu tiên, bạn sẽ được giảm 50% (tức là chỉ phải trả 25e) còn các năm sau vẫn phải nộp 50e/năm. Những bạn mới qua phải tranh thủ tận dụng chính sách này trước - thời điểm giảm giá tầm tháng 9 tháng 10. Thông tin về subscription ở đây.  

Đi lại trong Hà Lan

Về cơ bản, việc đi lại ở Hà Lan thuộc dạng đắt. Mình chưa đi đâu xa nhiều nhưng mà nghe bà con đi nhiều kháo nhau như vậy. Một số bí quyết để các chuyến đi của bạn “đỡ hao” nè:

- Mua vé ngày: loại vé có thể đi không giới hạn về điểm đến trong Hà Lan, bất kể bao xa, dừng bao nhiêu điểm. Loại vé này bán tùy thời điểm ở các cửa hàng như AH (17e/vé), Blokker (~15e/vé), Hema(~15e/vé), Kruivat (12e/vé).

- Vé nhóm: loại vé dùng cho nhóm 4 người trở lên, dành cho những người di chuyển giữa hai điểm trong Hà Lan. Thông tin chi tiết ở đây.  

Ngoài ra nếu ai có thẻ OV cá nhân thì có thể đăng kí Subcription để thuê được xe đạp của NS với giá rất rẻ (3.5e/ngày) (phí đăng ký 10 euros).

Cuối cùng, nếu là sinh viên TU Delft thì có thể mượn xe đạp trong ngày ở trường - không mất tiền nhưng không phải lúc nào cũng có xe. Địa điểm mượn xe: ở service desk của mỗi khoa.

DƯ NGUYỄN HOÀNG ANH

Các bài liên quan

>> Tóm lại là du học Hà Lan tốn chừng này tiền..

>> Người Hà Lan có tính cách như thế nào?

>> Những lí do lí trấu bạn nên làm tiến sĩ ở Hà Lan