Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

Làm thế nào để đánh bật sốc văn hóa khi đi du lịch?

Làm thế nào để đánh bật sốc văn hóa khi đi du lịch?

Vượt qua sốc văn hóa cần một ít thời gian, một ít luyện tập và cả trải nghiệm nữa. Cùng đọc bài viết trên goasia.about.com để học hỏi cách các “chuyên gia du lịch” chiến thắng được cơn sốc của mình khi đi du lịch nhé.

>> Shock văn hóa

1. Thừa nhận với chính mình là bạn đang bị sốc

Tự biết chính mình đang gặp sốc văn hóa là điều đầu tiên nên làm. Tuy nhiên, bạn cũng nên loại ngay những suy nghĩ đại loại như dưới đây:

·         Mình đã sai lầm khi tới đây

·         Các điểm đến khác có lẽ sẽ dễ dàng hơn

·         Mình không thuộc về đất nước này

·         Lẽ ra mình nên ở nhà

·         Chốn này thật tệ hại và/hoặc con người ở đây thật thiếu thông minh

·         Người dân ở đây không thân thiện

Những kiểu tư duy thiếu tích cực sẽ mang đến định kiến không tốt lành về đất nước, xứ sở mới. Nên nhớ là sốc văn hóa cũng chính là một vấn đề về tâm lý tương tự như những nỗi buồn phiền vậy, và bạn nên biết một điều là nó sẽ không kéo dài mãi mãi nên đừng lo lắng quá!

>> Vực dậy trạng thái sốc văn hóa những ngày đầu du học

>> Những suy nghĩ thường gặp của du học sinh

2 . Bắt đầu bằng một chốn yên tĩnh

Thật không may là những chuyến bay rẻ thường chở bạn đến những thành phố lớn, và việc phải đối diện với khói bụi, giao thông, tiếng ồn của các thủ đô sẽ khiến bạn sớm kiệt sức! Nhưng điều này là hết sức bình thường bởi ngay cả người dân đến từ các vùng quê của đất nước đấy cũng không hề dễ dàng với cuộc sống nơi đô thị (huống gì bạn là một người nước ngoài).

Chẳng ai bắt bạn bắt đầu khám phá một đất nước mới mẻ bằng chính thành phố nơi bạn hạ cánh. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể trốn khỏi những siêu đô thị để tìm đến những thành phố nhỏ hơn, yên tĩnh hơn. Khi đã “tịnh tâm” rồi, quen với thức ăn và phong cách sống ở đấy rồi thì bạn có thể “ném” mình vào các thành phố lớn hơn!

>> Top 25 thành phố dành cho giới trẻ

>> Chọn điểm đến du học: Thành phố lớn hay thành phố nhỏ?

3 . Sống chậm lại

Bạn không cần phải hấp tấp lên đường khám phá nếu vẫn chưa khỏe lại, sau một chuyến bay dài hàng ngàn dặm xa. Không nhất thiết phải tham quan và làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Khi lên kế hoạch lịch trình, hãy để mình có 1,2 ngày nghỉ ngơi trước khi lại “cuốn gói” lên đường tiếp.

4 . Quan tâm tới sức khỏe

Việc thay đổi múi giờ và các thay đổi trong chế độ ăn uống có thể sẽ khiến bạn gặp vấn đề với hệ thống miễn dịch. Hầu hết các khách du lịch đều có vấn đề về tiêu chảy trong những tuần đầu tiên ở nước ngoài. Thế nên, bạn cần uống nhiều nước hơn để chống lại sự mất nước khi đi máy bay. Trong quá trình bay, hãy ăn trái cây và đừng tiệc tùng nhiều quá trước khi bạn 100% khỏe lại!

>> Những thói quen nước ngoài có thể khiến bạn phát sốc

5 . Tìm hiểu một chút

Việc biết một chút về điểm đến sắp tới là điều rất tốt để “chống sốc”. Bạn có thể đọc trước về lịch sử, tư tưởng, tôn giáo, những nơi nên tham quan… của nơi đó với mục đích hiểu hơn về cách tư duy của người dân địa phương.

Bạn cần tìm hiểu xem người dân ở nơi đó có từng gánh chịu những năm tháng chiến tranh khốc liệt? Liệu họ có vừa trải qua một cơn thiên tai? Có vấn đề chính trị gì ở đó không… Nếu không hiểu được những câu chuyện đằng sau, có thể bạn sẽ dễ dàng “chụp mũ” rằng họ thiếu thân thiện.

6 . Nhưng đừng nghiên cứu quá kỹ

Đừng sống chết làm theo những điều mà sách hướng dẫn. Tìm hiểu về nơi nào đó là điều tốt, nhưng đừng tìm hiểu quá kỹ kẻo lại bị tác dụng ngược. Mọi người đều có những trải nghiệm riêng biệt, cho dù họ có đến cùng một nơi đi chăng nữa. Thế nên, cảm nhận của bạn về nơi đó có thể chẳng hề giống với điều mà tác giả viết trong sách!

7 . Học một ít tiếng địa phương

Dù chỉ biết nói xin chào hay một vài từ cơ bản thì bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Học một ngoại ngữ là điều không bắt buộc khi bạn đi du lịch vì những chốn có nhiều khách du lịch lui tới thường có người nói được tiếng Anh với bạn, tuy nhiên, khi sống lâu dài ở một nơi nào đó thì việc nói được ngôn ngữ bản địa lại vô cùng thiết yếu.

Trong trường hợp bạn không nói được thành thạo ngôn ngữ đó thì một số từ như “xin chào” hay “cám ơn” cũng sẽ rất có ích.

8 . Nói chuyện với những người khách du lịch khác

Hãy trò chuyện với tất cả mọi người, lắng nghe những trải nghiệm của họ ở nơi mà bạn đang sống. Những người đi trước sẽ đem lại cho bạn rất nhiều thông tin có ích, khuyên bạn những nơi nên đi thăm… Bạn không hề đơn độc trong công cuộc hòa nhập của mình. Hãy viết ra mọi cảm xúc, ghi lại các kinh nghiệm và tìm hiểu xem những bạn bè khác đã làm cách nào để vượt qua cơn sốc văn hóa của họ.

>> Mẹo vặt du lịch an toàn, rẻ tiền

>> Mẹo vặt “trên từng cây số” của một blogger du lịch vòng quanh thế giới

9 . Ít lên mạng hơn

Điều đầu tiên mà bạn thường làm khi bị sốc văn hóa đó là lên mạng. Việc giữ liên lạc liên tục với gia đình có thể sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái, nhưng nếu đã muốn ở cạnh gia đình thì tại sao lại quyết định lên đường?

Nếu càng lên mạng thường xuyên thì cơn sốc văn hóa của bạn sẽ càng kéo dài thêm thôi. Hãy chỉ gọi về nhà khi bạn thực sự không chịu nổi, chứ đừng để mạng Xã hội chi phối tâm trạng của chính mình.

10 . Dành nhiều thời gian hơn để hiểu, và yêu một nơi chốn

Hãy nhớ lại những ngày đầu tiên ở trường hay ở công việc mới, chẳng phải khi đó bạn cũng rất lo lắng? Hãy để thời gian và trải nghiệm mang đến cho bạn một cái nhìn khác về nơi chốn mới. Càng ở lâu, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều và dần rồi bạn sẽ thấy việc sống ở đây là một niềm vui chứ không phải chỉ là một “áp lực tồn tại” nào hết.

Nguồn: Goasia.about.com

Không thể bỏ lỡ

article Img

19 điều sẽ giúp mối quan hệ “yêu xa” sống sót

Đi du học, nhiều khả năng bạn sẽ phải rơi vào hoàn cảnh của một người yêu xa. Vậy phải làm thế nào để “sống sót” khi lỡ để quên một nửa trái tim ở nhà?   >> Khi một nửa trái tim đi du học   1. Có đích đến cụ thể   Những câu hỏi đại loại “mục đích cuối ngày của bọn mình là gì?”, “Khi nào chúng mình sẽ hết phải rơi vào cảnh mỗi người một nơi?”, “Tương lai của bọn mình thế nào?”… cần phải được đưa ra và tìm

984.2K
article Img

10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh (có thể) sẽ phải đối diện

Đi du học hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và đó sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về nghị lực vươn tới thành công của chính mình. >>  Du học và những niềm vui nhỏ-mà-không-nhỏ >>  32 điều nên làm trước khi kết thúc đời sinh viên 1. Luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung

53.8K
article Img

Cách lập tài khoản ngân hàng khi đi du học

Quản lí tài chính là một kĩ năng quan trọng bạn cần biết khi đi du học. Để thực hiện các giao dịch và chi tiêu tại nước ngoài như chi trả tiền thuê nhà, đi lại, học tập và chi phí sinh hoạt hàng ngày, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia mà bạn sẽ sinh sống. Cùng Hotcourses khám phá các lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng với tư cách là sinh viên quốc tế, cách lập tài khoản ngân hàng khi là sinh viên du học,...   > 5 hành động

36.1K
article Img

7 bước đọc sách hiệu quả và nhớ lâu

Đọc sách là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, bạn có hay đọc xong một cuốn sách và sau đó chẳng nhớ gì? Thật là lãng phí khi chúng ta đã dành thời gian đọc nhưng lại không thu thập được kiến thức bền vững ứng dụng cho cuộc sống. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá 7 bí quyết khiến việc đọc sách đem đến nhiều kiến thức và giá trị lâu dài cho chính nhé  bạn.   1. Chọn lựa sách cẩn thận trước khi đọc Có vô vàn sách thuộc nhiều

27.2K