Thông tin du học
Du học nước ngoài: LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC

"Thầy giáo thần tượng" trường Ngoại thương: Săn học bổng là cả một quá trình

34.1K
share image

Với kiến thức và những trải nghiệm đã học được sau khóa MBA tại trường Đại học Leicester – Anh quốc năm 2009, thầy Hoàng Anh Duy hiện đang là một "giáo viên thần tượng" tại khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Ngoại Thương Hà Nội bởi phong cách dạy hết sức 'tâm lí', trẻ trung và năng động. Đồng thời thầy cũng rất thành công với vai trò là người dẫn chương trình chuyên nghiệp của nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng. Cùng HCVN trò chuyện với thầy Duy nhé!

 

 

Thầy có thể tiết lộ chút xíu về học bổng của mình khi đi du học? Theo thầy, đâu là điểm cộng đã giúp mình dành được học bổng?

Hồi đó, mình may mắn được đi học bằng học bổng toàn phần của World Bank trong khuôn khổ dự án giáo dục đại học dành cho các ứng viên trong lĩnh vực này. Sau đó, mình có tìm kiếm học bổng của các trường, trong đó có học bổng Open Scholarship dành cho International students (3000-5000 bảng Anh) của trường Đại học Leicester.

 

Học bổng nào cũng yêu cầu bảng điểm,  thành tích, chứng chỉ tiếng Anh, … nên các ứng viên đều có những chuẩn bị đó. Nhưng mình nghĩ đó không phải điểm cộng của mình, mà có thể là do các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện, rồi việc tham gia nghiên cứu khoa học hẳn đã giúp mình một phần không nhỏ. Thêm vào đó, việc thể hiện mục tiêu học tập và dự định của bản thân trong bài luận cũng rất quan trọng.

 

>> 3 giấy tờ cần thiết nhất cho một hồ sơ xin học bổng

>> Bắt lấy học bổng

>> ''Biết người biết ta'' trong khâu săn học bổng

 

 

Ngoài công việc giảng viên, được biết thầy vẫn đang song song tham gia dẫn chương trình truyền hình. Tại sao thầy lại quyết định thử sức với công việc tay trái này? Những kiến thức và trải nghiệm của quá trình du học tại Anh đã giúp ích gì cho những công việc của thầy ở thì hiện tại ?

Thầy Duy trong vai trò là người dẫn chương trình

 

Thực ra, mình làm công việc MC từ khi còn là sinh viên và gắn bó với nó tới tận thời điểm này. Ngẫm lại thấy rằng người chọn nghề thì ít, nghề chọn người thì nhiều hơn. Mà quan trọng là với mình không phải là thử sức nữa rồi, nó là một công việc gắn bó chặt chẽ với cuộc sống.

 

Sau chuyến du học, mình đã học được rất nhiều, trước hết là kiến thức chuyên môn để trau dồi trong công tác giảng dạy tại trường. Thứ hai là khả năng nghiên cứu và giao tiếp bằng tiếng Anh cũng tự tin và hiệu quả hơn trước rất nhiều. Từ đó, công việc giảng dạy, nghiên cứu và hợp tác quốc tế cũng thuận lợi hơn và khi dẫn các chương trình cũng tự tin hơn.

 

 

Quay trở lại với quá trình săn học bổng du học. Thầy đã cho nó vào tầm ngắm như thế nào?

Ai cũng cần xác định cho mình mục đích rõ ràng từ đầu để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không phải xin học bổng là được ngay lập tức. Đó là cả một quá trình. Với mình, thời điểm mới ra trường đi làm thì chưa đủ trang trải toàn bộ chi phí đi học, và thú thực là gia đình mình cũng không thể lo được số tiền như vậy (mà mình lại là người không muốn phụ thuộc và bố mẹ chi phí này). Vì thế mình đã tìm hiểu các điều kiện cơ bản mà các học bổng thường yêu cầu và chuẩn bị từ khi sắp ra trường, tới tận hơn 2 năm sau thì mới đầy đủ và tiến hành luôn.

 

>> 10 học bổng quốc tế £8,500 từ trường ĐH top 11 thế giới

 

 

Thầy đã tìm kiếm thông tin học bổng từ đâu? Việc tìm kiếm thông tin vào thời điểm đó có gì thuận lợi/khó khăn so với thời điểm hiện tại ?

Lúc đó, mình có được thông tin là qua các thầy cô và các anh chị đã hoặc đang đi du học chia sẻ cho, đồng thời cũng phải tìm kiếm các website về học bổng của các tổ chức, các trường Đại Học mà mình nhắm đến.

 

Vào thời điểm đó, thông tin không nhiều như hiện nay, cũng chẳng có nhiều các forum hoặc website chuyên về thông tin các trường, học bổng. Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức giáo dục tốt và đặc biệt là có một số website hỗ trợ các thông tin về các trường, ngành học, học bổng rất hữu ích, đáng tin cậy và lại nhanh. Ví dụ như với các bạn sinh viên mà mình biết thì rất hay sử dụng trang web Hotcourses, một nguồn thông tin hữu ích, cập nhật và tiện dụng.

 

>> Săn học bổng qua các kênh truyền thông online

 

 

Tại sao thầy lại chọn trường Leicester?

Trường Leicester rất nổi tiếng về ngành học Quản lý và kinh tế, bên cạnh đó, ngành Luật cũng có khá nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên Việt Nam theo học.

 

Mình chọn trường Đại Học Leicester vì được truyền cảm hứng từ các anh chị đi trước, họ đã chia sẻ với mình rất nhiều điều về môi trường học tập và cuộc sống ở đây. Môi trường học tập tốt, các thầy cô gần gũi, trang thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại, thành phố yên bình… Khi sang một vùng đất mới mà mình hoàn toàn chưa biết gì, mà lại được chia sẻ thông tin đầy đủ và được… kế thừa các "tài sản" mà các anh chị để lại như phòng ở, đồ gia dụng, sách vở hẳn là một thuận lợi lớn rồi.

 

>> Các khóa học ngành Quản trị kinh doanh

>> MBA dưới con mắt người trong cuộc

>> MBA, những điều cần biết

 

 

Đâu là trở ngại lớn nhất của thầy thuở mới sang Anh, và thầy đã làm gì để vượt qua chướng ngại đó?

Thầy Duy - những ngày đầu ở Anh

 

Trở ngại của du học sinh thì muôn hình vạn trạng, từ việc lựa chọn phương tiện giao thông, khác biệt múi giờ, khí hậu, đến rào cản ngôn ngữ và cả những vấn đề đời sống (tìm hiểu ngân hàng, đi siêu thị)… Phải tự mò mẫm chứ không phải có sẵn thông tin trên Hotcourses như bây giờ.

 

Lúc đó, mình may mắn khi có người thân ở thành phố khác ra tận sân bay đón, chỉ dẫn đường đi nước bước, nên sự choáng ngợp và ngỡ ngàng giảm đáng kể. Về tới Leicester, có các bạn Việt Nam đã ở đây chỉ cho mọi thứ để chuẩn bị cuộc sống nên quá trình hòa nhập diễn ra nhanh hơn.

 

Khó khăn lớn nhất đối với mình là hòa nhập vào môi trường học tập tại Anh. Tuần đầu tiên đi học mình đã không hiểu được nhiều, thầy nói rất nhanh và sử dụng nhiều thuật ngữ, chưa kể tốc độ lớp học diễn ra vùn vụt. Vì thế, mình phải đọc nhiều hơn khi về nhà, chịu khó nói chuyện, hỏi bài với các bạn trong lớp, thậm chí lên hỏi bài thầy sau buổi học hoặc email. Lúc đầu còn ngại ngần nhưng về sau thì chủ động hơn vì nếu không thì sẽ mãi không hiểu gì và nguy cơ thi lại với mức phí cao ngất là động lực thúc đẩy.

 

>> Nhập môn tiếng lóng cho du học sinh Vương quốc Anh

>> Hòa nhập với môi trường du học như thế nào?

 

 

Thầy có điều gì tiếc nuối sau chuyến du học này không? Đời sống du học có điều gì khiến thầy nhớ mãi trong những năm về sau ?

Tiếc nuối của mình là thời gian học nhanh quá. Đến lúc thực sự làm quen và hòa nhập cuộc sống nơi đây thì lại phải xách va li về nước.

 

Chắc mình sẽ không thể nào quên được những lúc thức trắng đêm học bài, trở về nhà từ thư viện lúc 2h sáng,  rồi cùng các bạn đi siêu thị chất đầy đồ ăn cho những ngày thi… Nhưng nhớ nhất là cuộc sống với một gia đình người bản xứ ở Leicestershire. Họ rất tình cảm, chu đáo như gia đình mình vậy, nên mình học được rất nhiều về văn hóa, ngôn ngữ và sự tự lập trong cuộc sống hàng ngày từ họ.

 

Những kỷ niệm đẹp với gia đình người bản xứ ở Anh

>> 18 khoảnh khắc du học tôi chẳng muốn quên  

>> Du học Anh: muôn màu các hoạt động giải trí về đêm

 

 

Tiếp xúc nhiều với sinh viên Việt Nam đang có nguyện vọng đi du học, thầy có thể chia sẻ những thắc mắc phổ biến của họ (và tất nhiên là cả những giải đáp của thầy)?

Các bạn sinh viên hay hỏi mình các thông tin về du học ở Anh quốc. Câu hỏi hay gặp nhất là việc chọn trường và tư vấn chọn ngành học, chia sẻ về việc săn học bổng và viết thư giới thiệu.

 

Như mình đã chia sẻ ở trên, với mình hồi đó thì thông tin từ các thầy cô, anh chị đã hoặc đang đi du học rất hữu ích. Đối với hoàn cảnh hiện nay, cách nhanh và hiệu quả mà các bạn lại có thể tự tìm kiếm ngay đó là qua các trang web tin cậy, chuyên về du học với các thông tin chi tiết, cập nhật và có khoanh vùng thuận lợi cho các bạn như Hotcourses. Đây là cơ sở dữ liệu về giáo dục lớn nhất trên thế giới và hiện đang là đối tác của British Council và BBC (tại UK) nên được các bạn sinh viên lựa chọn vì tính tin cậy.

 

>> Danh sách học bổng Thạc sỹ tại Anh

>> Danh sách học bổng Đại học tại Anh

>> Ebook đại học City University London ( trường có quỹ HB thuộc Viện kỹ sư cơ khí tài trợ lên tới £400,000)

 

Cám ơn sự hợp tác của thầy và chúc thầy mọi điều tốt lành.

Không thể bỏ lỡ

article Img

Các chiêu trò tư vấn du học lừa đảo làm bạn mất tiền oan

Để chọn trường, chọn ngành và chuẩn bị hồ sơ để đi du học một cách suôn sẻ, việc lựa chọn một trung tâm tư vấn du học đáng tin cậy là rất quan trọng. Tuy nhiên, không ít học sinh và gia đình bị dụ dỗ bởi các công ty tư vấn du học lừa đảo với những chiêu trò ngày càng tinh vi. Qua bài viết sau, Hotcourses Vietnam sẽ giúp bạn định vị các chiêu thức lừa đảo mới đồng thời gợi ý trung tâm tư vấn du học uy tín và miễn phí. Bắt đầu thôi!   Chiêu trò

107.7K
article Img

Có nên học thạc sĩ?

Đối với rất nhiều sinh viên, sau khi hoàn thành bằng cử nhân thì nghĩ ngay tới việc tiếp tục học lên cao và nhất là đi du học. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn sinh viên và du học sinh đặt ra những câu hỏi như “Học thạc sĩ để làm gì?”, “Bằng thạc sĩ có tác dụng gì?” hay thậm chí “Có nên học thạc sĩ?”. Để có những nhận định rõ ràng hơn về lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc học thạc sĩ đối với bản thân, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!  

36.9K
article Img

Nên học MBA ở đâu: Top trường đại học có chương trình MBA tốt

Chương trình học MBA ra đời nhằm mục đích trang bị cho người học những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp kinh doanh và quản lý. Tuy nhiên, học MBA ở đâu tốt, chương trình MBA quốc tế liệu có phù hợp với bạn? Hotcourses Vietnam sẽ đưa ra những trường có khoá học MBA tốt tại Mỹ, Úc, Anh, New Zealand, Canada và Ireland, được xếp hạng trong QS Ranking năm 2023. Hy vọng bạn sẽ tự trả lời được cho bản thân câu hỏi “Nên học MBA ở đâu?”.   >

26.9K
article Img

10 câu hỏi quan trọng khi chọn trường du học

Khi đã thích ứng với xã hội bình thường mới sau đại dịch,  nhiều sinh viên bắt đầu “rục rịch” chuẩn bị cho giấc mơ du học và cân nhắc lựa chọn các điểm đến có nền giáo dục tốt nhất. Cùng lúc đó các trường đại học cũng tự đổi mới mình để đem đến các khóa học toàn diện và tốt nhất. Dưới đây là 10 câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho đại diện trường mà bạn đang cân nhắc du học.   1. “Tôi sẽ sống ở đâu?” - ‘Where can I live?’ Đâu là các

19.5K